Đồng bằng Sông Cửu Long được biết đến là một vùng đất có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, lượng phù sa từ những con sông đã bồi đắp cho mảnh đất trù phú này ngày càng màu mỡ. Tiền Giang cũng vậy, hẳn như một đồng bằng thu nhỏ, cũng dày đặc những con sông, con rạch. Thử một lần trải nghiệm đi xuyên Tiền Giang bằng đường quốc lộ 1A mới thấy ra rằng, để "thoát khỏi" tỉnh này phải vượt qua ít nhất 27 cây cầu, từ điểm tiếp giáp với tỉnh Long An cho đến Bắc Mỹ Thuận. Đó là những cây cầu nào?
1. Cầu Tân Hương, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, là chiếc cầu đầu tiên, nối liền giữa địa phận tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
2. Cầu Bến Chùa, xã Long An, huyện Châu Thành
3. Cầu Rượu, xã Long Định, huyện Châu Thành
4. Cầu Kinh Xáng, xã Long Định, huyện Châu Thành
5. Cầu Sao, nối 2 xã Điềm Hy và Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành
6. Cầu Mỹ Quý, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy
7. Cầu Nhị Mỹ, xã Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy
8. Cầu Cai Lậy, thị xã Cai Lậy
9. Cầu Bình Phú, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy
10. Cầu Phú Nhuận, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy
11. Cầu Bà Tồn, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy
12. Cầu Bà Đắc, xã An Cư, huyện Cái Bè
13. Cầu An Cư, xã An Cư, huyện Cái Bè
14. Cầu Thông Lưu (cầu Xéo), xã Hậu Thành, huyện Cái Bè
15. Cầu Bà Phú, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè
16. Cầu Trà Lọt, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè
17. Cầu Mỹ Thiện, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè
18. Cầu Ông Vẽ, xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè
19. Cầu Ông Hưng, xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè
20. Cầu Mỹ Đức Tây, xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè
21. Cầu Rạch Miễu, xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè
22. Cầu Cổ Cò, xã An Thái Đông, huyện Cái Bè
23. Cầu Bà Lâm, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè
24. Cầu Rạch Chanh, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè
25. Cầu An Hữu, xã An Hữu, huyện Cái Bè
26. Cầu Rạch Giồng, xã An Hữu, huyện Cái Bè
27. Cầu Mỹ Thuận, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, là điểm cuối của tỉnh Tiền Giang nối với tỉnh Vĩnh Long.
Nhựt Hoàng
Nhận xét
Đăng nhận xét